DỊCH VỤ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Cùng ĐẠI LONG PHÁT tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ này thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?
Hoàn thuế GTGT (Giá trị gia tăng) là việc doanh nghiệp nhận lại tiền thuế GTGT từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục hoàn thuế phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có nắm rõ các quy định về thuế GTGT, nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì việc hoàn thuế có thể bị kéo dài và không đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
Điều kiện hoàn thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế trực tiếp được áp dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuế GTGT đã nộp cho nhà nước nếu đáp ứng được các điều kiện sau trước khi thực hiện các thủ tục, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng:
- Doanh nghiệp phải có số thuế GTGT được khấu trừ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Đây là số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp đã trả cho người bán hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tức là trừ số thuế GTGT đã nộp cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra khỏi số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.
- Phải mở tài khoản ngân hàng với mã số thuế (MST) của doanh nghiệp để nhận tiền hoàn thuế. Tài khoản ngân hàng này phải được thông báo cho cơ quan thuế quản lý.
- Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành. Các sổ sách, chứng từ này phải được kiểm tra và xác nhận bởi cơ quan thuế trước khi hoàn thuế.
- Doanh nghiệp phải thực hiện đúng thủ tục hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành. Thủ tục này bao gồm việc lập và nộp tờ khai hoàn thuế, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa, dịch vụ có chứa thuế GTGT được khấu trừ, và các giấy tờ liên quan khác.
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và con dấu của doanh nghiệp.
Hoàn thuế giá trị gia tăng là một quyền lợi của doanh nghiệp, nhưng cũng là một trách nhiệm. Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục để được hoàn thuế một cách hợp pháp và kịp thời.
Các bước thực hiện dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp
ĐẠI LONG PHÁT sẽ tư vấn, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện dịch vụ này cho các đơn vị doanh nghiệp, công ty quý khách hàng được hiểu rõ, cụ thể hơn.
Bước 1: Khảo sát và tư vấn các vấn đề liên quan đến hoàn thuế GTGT
– Thu thập thông tin liên quan đến hoàn thuế GTGT
– Tư vấn các vấn đề liên quan, các tình huống có thể xảy ra khi hoàn thuế GTGT
Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
– Kiểm tra các tờ khai thuế hàng tháng/quý của doanh nghiệp
– Kiểm tra hóa đơn bán ra, mua vào
– Kiểm tra bộ hồ sơ xuất khẩu
– Kiểm tra phần thanh toán của bên nước ngoài
– Kiểm tra phần thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn từ 20.000.000đ trở lên khi thanh toán cho các nhà cung cấp
– Kiểm tra các hợp đồng mua bán
– Kiểm tra sổ sách kế toán
– Kiểm tra các hồ sơ khác liên quan
– Kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp
Sau đó tiến hành hoàn thiện và bổ sung các hồ sơ còn thiếu.
Bước 3: Lập và nộp hồ sơ hoàn thuế
– Lập hồ sơ theo quy định và tiến hành nộp cho cơ quan thuế.
Bước 4: Giải trình số liệu với cơ quan thuế
– Cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế.
– Giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT.
– Hoàn tất các thủ tục/yêu cầu từ cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra.
Bước 5: Nhận quyết định hoàn thuế và theo dõi tiền hoàn thuế
– Nhận quyết định hoàn thuế GTGT
– Theo dõi nhận tiền hoàn thuế được chuyển từ kho bạc vào tài khoản doanh nghiệp.
Lưu ý các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Trường hợp 1
Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
Trường hợp 2
Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế.
Trường hợp 3
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp 4
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Trường hợp 5
Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp 6
Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Trường hợp 7
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/16 và Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/17)
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng theo thông tư 80
Theo thông tư 80/2021/TT-BTC, các đơn vị kinh doanh có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định (Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018). Ngoài ra để được hoàn thuế GTGT, các đơn vị cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn sau:
- Hồ sơ hoàn thuế:
– Mẫu đơn 01/ĐNHT đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước;
– Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-1/HT;
– Bảng kê danh sách tờ khai hải quan đã thông quan mẫu 01-2/HT;
– Các hồ sơ cần thiết khác như: Hợp đồng mua bán, gia công hàng hóa; Các hóa đơn, chứng từ bán hàng/xuất khẩu/gia công; Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu; Chứng từ chứng minh hoàn tất việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa hay dịch vụ mua vào (qua ngân hàng).
- Thủ tục hoàn thuế GTGT:
- Bước 1: Lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/ĐNHT và gửi qua mạng hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan thuế quản lý.
- Bước 2: Lập bảng kê chi tiết các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc hoàn thuế GTGT theo mẫu quy định và gửi kèm theo tờ khai thuế GTGT.
- Bước 3: Nộp các hóa đơn, chứng từ gốc liên quan đến việc hoàn thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp tờ khai thuế GTGT.
- Bước 4: Chờ cơ quan thuế xác nhận việc hoàn thuế GTGT và thông báo kết quả cho đơn vị kinh doanh. Thời hạn xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đây là những thông tin cơ bản về hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT theo thông tư 80/2021/TT-BTC. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu nào, xin vui lòng liên hệ với TIM SEN qua số Hotline 0903 016 246 để được hỗ trợ kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Thời gian nhận được tiền hoàn thuế GTGT
Thời gian để cơ quan thuế quyết định hoàn thuế GTGT hoặc hoàn thuế kiêm bù trừ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp. Cụ thể là:
- Hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Trong vòng tối đa 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
- Hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Trong vòng 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.
Số tiền hoàn này sẽ được kho bạc Nhà nước chi hoàn trong vòng 1 ngày kể từ khi kho bạc nhận được lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hay khoản kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước.
2. Nộp thừa thuế GTGT có được hoàn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì để xử lý tiền thuế nộp thừa, người nộp thuế cần:
- Bù trừ: “Người nộp thuế có thể bù trừ tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế phát sinh phải nộp của lần sau. Điều kiện để bù trừ là tiền thuế nộp thừa và tiền thuế còn nợ hoặc phát sinh phải có cùng loại thuế (tiểu mục) và cùng khu vực thu ngân sách”.
- Hoàn trả: “Người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn trả tiền thuế nộp thừa khi đã bù trừ hết các khoản nợ hoặc không có khoản nợ. Người nộp thuế phải gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả theo quy định tại Điều 42 Thông tư này để được hoàn trả trong thời hạn nhất định”.
Như vậy, tiền thuế nộp thừa sẽ được bù trừ với khoản nợ, khoản thu có cùng cùng loại thuế (tiểu mục) và cùng khu vực thu ngân sách với khoản nộp thừa. Nếu sau khi bù trừ mà vẫn còn tiền thuế thừa thì người nộp thuế có thể đề nghị hoàn lại thuế.
Xem thêm về các trường hợp áp dụng thuế suất GTGT 0%
Nếu quý khách hàng chưa rõ hoặc thắc mắc vấn đề gì xin vui lòng liên hệ dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại ĐẠI LONG PHÁT để được giải đáp rõ ràng, cụ thể hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: